ên cạnh nguyên nhân thường gặp như tuổi cao, thói quen sinh hoạt không khoa học,… thì một trong những bệnh lý phổ biến gây ra nên ù tai kéo dài, giảm thính lực là rối loạn tiền đình. Vậy làm sao để nhận biết ù tai rối loạn tiền đình và làm cách nào khắc phục chúng? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc trên, và có thêm nhiều thông tin hữu ích về ù tai rối loạn tiền đình nhé!

Theo nhiều thống kê của các nhà khoa học tại Việt Nam cho thấy, gần 15% dân số Việt Nam đang hoặc đã từng mắc phải tình trạng ù tai với các mức độ khác nhau và các triệu chứng đi kèm khác nhau. Ngoài các nguyên nhân tổn thương thực thể thì ở người cao tuổi, ù tai rối loạn tiền đình cũng rất thường gặp.

Rối loạn tiền đình ốc tai là gì?

Trước hết, tiền đình là bộ phận của tai trong nằm sau phía sau ốc tai. Bao gồm các ống bán khuyên ở ba hướng theo ba chiều không gian, các soan nang và cầu nang. Nó có vai trò quan trọng trong cân bằng trạng thái thăng bằng của cơ thể, giúp chúng ta không bị ngã khi thay đổi tư thế, các chuyển động như đi, chạy, xoay người,…

Hệ thống tiền đình còn hoạt động như một thiết bị định vị, tính toán gia tốc, quán tính của các chuyển động, vị trí của đầu nói riêng và cơ thể nói chung đến các trung tâm xử lý nằm trong thân não, vỏ não, tiểu não. Các bộ phận tiền đình tiếp nhận các thông tin về sự di chuyển của cơ thể, và dẫn truyền nó lên não bộ qua dây thần kinh tiền đình ốc tai.

Nhận biết ù tai rối loạn tiền đình và cách khắc phục

Rối loạn tiền đình là trạng thái tổn thương ở não bộ trung tâm tiền đình, dây thần kinh số 8 và các đường nối kết dẫn truyền của nó và khu vực tai trong, làm cơ thể mất khả năng trong việc kiểm soát cân bằng cơ thể. Tình trạng này rất hay gặp ở phụ nữ và người cao tuổi, chúng thường tái đi tái lại nhiều lần và gây ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập và làm việc, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị rối loạn tiền đình là điều hết sức quan trọng.

Các triệu chứng ù tai rối loạn tiền đình

Biểu hiện lâm sàng của chứng ù tai rối loạn tiền đình khá đa dạng tùy thuộc từng nguyên nhân. Triệu chứng thường gặp nhất là các cơn chóng mặt, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thường xuất hiện khi di chuyển, thay đổi tư thế đột ngột như lắc đầu, chuyển từ nằm sang ngồi. Cảm giác chóng mặt được mô tả như đang đi trên biển, bồng bềnh như say sóng hoặc cảm giác mọi vật xoay vòng quanh mình, đôi khi người mắc thấy mặt đất không bằng phẳng. Các cơn chóng mặt có thể chỉ thoáng qua tự hết trong vài phút ngồi nghỉ nhưng cũng có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng ù tai, nghe thấy tiếng ồn trong tai kéo dài, dẫn đến hội chứng suy giảm thính lực. Vã mồ hôi nhiều kèm cảm giác buồn nôn, có thể nôn hết thức ăn ra ngoài cũng thường gặp ở những người rối loạn tiền đình nặng. Chóng mặt nặng và kéo dài, khiến người bệnh không thể đi đứng, thường nằm nguyên một tư thế không dám mở mắt, thay đổi tư thế. Bởi mỗi khi đi lại, chóng mặt tăng lên dữ dội, tình trạng nôn cũng tăng lên, có thể khiến người bệnh té ngã, xảy ra những chấn thương không mong muốn.

Ù tai rối loạn tiền đình còn tăng nguy cơ mắc đột quỵ não, tai biến mạch máu não. Khi ù tai rối loạn tiền đình kéo dài, người bệnh sẽ vô cùng mệt mỏi, ăn uống kém, có thể rơi vào trầm cảm. Chúng không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống, làm người bệnh không thể tập trung trong công việc, học tập, dẫn đến ngày càng lo lắng. Tinh thần căng thẳng lại trở thành yếu tố khiến bệnh nặng hơn, hoặc tái phát thường xuyên hơn.

triệu chứng ù tai rối loạn tiền đình

Khắc phục ù tai rối loạn tiền đình

Các biện pháp tại nhà

Ù tai rối loạn tiền đình thường kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ… Để cải thiện tình trạng này, đặc biệt là tình trạng ù tai, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà bắt đầu từ việc thay đổi lối sống như sau:

  • Sử dụng chế độ ăn đa dạng các loại rau xanh, rau củ, hoa quả để được cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất, chất xơ cho cơ thể.
  • Tránh ăn nhiều các loại đồ ngọt, đồ đóng hộp sẵn, đồ chiên rán.
  • Tránh xa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, chất kích thích gây nghiện,…
  • Không nên tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, đặc biệt là không nên đeo tai nghe quá 60 phút mỗi ngày.
  • Tập thể dục đều đặn như: Thiền định, yoga,… có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện chứng ù tai, ve kêu trong tai hiệu quả.
  • Khi nằm ngủ không nên dùng gối cao quá, chọn gối thấp vừa phải để lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Tránh làm việc căng thẳng stress trong thời gian dài. Đối với những người làm việc môi trường văn phòng, sử dụng máy tính nhiều, cứ mỗi 30 phút đến 1 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại xung quanh, hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng cho vai gáy hoặc thay đổi góc nhìn khỏi máy tính để tránh khỏi căng thẳng thần kinh.
Khắc phục ù tai rối loạn tiền đình

Những biện pháp trên đều góp phần xây dựng một lối sống lành mạnh, tăng cường sức mạnh cho cơ thể về cả mặt thể chất và tinh thần, đem đến cho chúng ta một sức khỏe tốt, một tinh thần vui vẻ. Không chỉ có tác dụng trong giảm các triệu chứng ù tai, chóng mặt, đây còn là các biện pháp phòng chống nhiều loại bệnh tật khác.

Điều trị ù tai rối loạn tiền đình tại bệnh viện

Bên cạnh các thay đổi trong lối sống, ù tai rối loạn tiền đình còn được điều trị bằng các biện pháp đặc hiệu khác. Tùy vào mỗi nguyên nhân, các bác sĩ sẽ cân nhắc, sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau phù hợp với từng thể bệnh.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân ù tai rối loạn tiền đình

  • Điều chỉnh tư thế: Sử dụng các bài tập cho phần đầu, mắt và cơ thể để điều chỉnh lại sự nhận biết và xử lý thông tin về vị trí, tư thế của não bộ và phối hợp hoạt động dây thần kinh tiền đình cùng các với thông tin được thu nhận bởi thị giác và bộ phận nhận cảm giác sâu của cơ thể.
  • Thuốc: Việc dùng thuốc trong điều trị ù tai và rối loạn tiền đình phụ thuộc vào việc rối loạn chức năng ở giai đoạn đầu hay giai đoạn cấp tính hoặc giai đoạn mãn tính với các thuốc điều trị triệu chứng: Thuốc chóng mặt, thuốc chống nôn, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, bổ não, thuốc giảm kích thích cơ quan tiền đình hay thuốc an thần nhẹ,… Người mắc bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc.
  • Phẫu thuật: Khi ù tai rối loạn tiền đình do tổn thương thực thể ở cơ quan tiền đình mà không đáp ứng điều trị bằng thuốc thì việc phẫu thuật được đề ra để điều chỉnh chức năng tai trong. Với rối loạn tiền đình do tổn thương não bộ như viêm não thì các can thiệp ngoại khoa ít có chỉ định.
Bài viết liên quan!