Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh lý phổ biến, ngày nay chiếm 80% trong số các trường hợp mắc bệnh rối loạn tiền đình. Bệnh được biểu hiện bằng chóng mặt, giảm thính lực, buồn nôn,… và thường xảy ra khi tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình bị tổn thương. Bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn đọc biết bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên là gì, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh khi bệnh rối loạn tiền đình tái phát trở lại. Cùng đón đọc nhé!

Hội chứng tiền đình ngoại biên xảy ra khi nguyên nhân là do các vấn đề ở tai trong, bao gồm các ống bán nguyệt, ốc tai và dây thần kinh tiền đình. Chẩn đoán phổ biến nhất là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, chiếm 32% tổng số các hội chứng tiền đình ngoại biên.

Vậy hội chứng tiền đình ngoại biên là gì?

Có thể chia rối loạn tiền đình thành 2 loại là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Rối loạn tiền đình ngoại biên là một loại phổ biến hơn, chiếm tới 80% các trường hợp rối loạn tiền đình. Tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn tiền đình trung ương hiện chỉ khoảng 20%.

Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng tiền đình ngoại biên hiệu quả 1

Các biểu hiện của hội chứng tiền đình ngoại biên

Triệu chứng, biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên là chóng mặt khi thay đổi tư thế. Người bệnh sẽ có cảm giác như bị di chuyển, mọi thứ xung quanh quay cuồng khiến người bệnh không thể đứng vững. Rối loạn tiền đình ngoại biên là một bệnh lý nhẹ, khi ở thể nhẹ các triệu chứng chóng mặt chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi tình trạng rối loạn tiền đình ngoại biên tiến triển nặng hơn, người bệnh có biểu hiện chóng mặt dữ dội và dai dẳng, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn xuất hiện và kéo dài;
  • Ù tai, thính lực suy giảm trầm trọng;
  • Ra mồ hôi trộm, nhịp tim giảm;
  • Rung giật nhãn cầu, ngón tay bị lệch.

Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng tiền đình ngoại biên hiệu quả 2

Nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên

Nguyên nhân thường gặp

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra do tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình, nguyên nhân bao gồm:

  • Viêm tai xương chũm mãn tính.
  • Mê nhĩ bị viêm.
  • Chấn thương.
  • Dây thần kinh số VIII xuất hiện khối u.
  • Bệnh Meniere: Thường gặp từ 30 đến 50 tuổi, do tăng về thể tích trong hệ thống nội dịch vì sự giảm khả năng hấp thụ và tắc nghẽn các ống dẫn.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình do virus: Các bệnh do virus gây ra như zona, cảm cúm, thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng viêm dây thần kinh tiền đình. Chóng mặt có thể là một cơn duy nhất hoặc tái phát nhiều lần, nhưng nó thường không ảnh hưởng đến ốc tai.
  • Do dùng kháng sinh nhóm Aminoglycosid: Sử dụng loại kháng sinh này sau khoảng 2-4 tuần có thể gây tổn thương vĩnh viễn cả hai bên mê đạo của tai, hậu quả là người bệnh bị mất thính lực không hồi phục.
  • Một số thuốc lợi tiểu có thể gây rối loạn tiền đình ốc tai, có thể hồi phục được, nhưng trong một số trường hợp, khi dùng thuốc với liều lượng lớn, bạn sẽ không thể khỏi bệnh.
  • Thuốc uống với liều lượng lớn có thể gây chóng mặt kèm theo ù tai.
  • Do uống quá nhiều rượu.

Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng tiền đình ngoại biên hiệu quả 3

Các nguyên nhân khác

  • Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm tiếng ồn ;
  • Thời tiết thay đổi đột ngột;
  • Áp lực, stress, lo âu căng thẳng kéo dài nhiều ngày ;
  • Lối sống ít vận động hoặc thoái hóa đốt sống cổ làm tắc nghẽn mạch máu.

Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng tiền đình ngoại biên hiệu quả 4

Một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Mục tiêu của phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên chủ yếu là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, điều trị các biến chứng như chóng mặt cấp, nặng và không để xảy ra tai biến cho người bệnh.

Người bệnh khi xuất hiện chóng mặt nên nghỉ ngơi, tránh ánh sáng mạnh và sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị như:

  • Thuốc điều trị chóng mặt: Dạng lỏng hoặc dạng viên, liều lượng tùy theo tình trạng bệnh nhân.
  • Điều trị nôn mửa như Metoclopramide: Đây là loại thuốc được đưa vào tĩnh mạch hoặc vào bắp thịt.
  • Thuốc cải thiện tuần hoàn não: Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch, nếu cần dùng liều cao.
  • Thuốc an thần: Những loại thuốc này chỉ mang tính chất hướng dẫn. Tùy theo mức độ rối loạn tiền đình và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (tuổi tác, bệnh lý đi kèm) mà người bệnh dùng thuốc với các loại và liều lượng khác nhau. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để biết mình có cần dùng thuốc hay không và được tư vấn đơn thuốc phù hợp. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng tiền đình ngoại biên hiệu quả 5

Sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị trong đó có thuốc cải thiện tuần hoàn não

Cách phòng ngừa hội chứng tiền đình ngoại biên

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên, mọi người nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, uống đủ nước hàng ngày, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác. Đồng thời luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu.

Đối với những người có tiền sử rối loạn tiền đình ngoại biên, nên tránh đọc sách báo, sử dụng điện thoại trên xe hơi, ngửa cổ gấp, đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Đặc biệt, nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên và những lưu ý để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Khi có các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên chủ động đi khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh diễn biến nặng hơn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết liên quan!