1. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến ở những người có độ tuổi từ 20 – 60 gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người, hãy cùng tìm hiểu xem rốt cục bệnh này như thế nào nhé!
Hình ảnh của thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo
1.1. Thoát vị địa đệm là gì?
Đĩa đệm được hiểu như là một loại chất nhầy của cột sống. Thoát vị đĩa đệm được coi là tình trạng chất nhầy này trượt ra khỏi vị trí bình thường sau đó chèn ép các sợi thần kinh hoặc ống cột sống khiến cho vùng lưng, cột sống và xung quanh cột sống trở nên đau nhức.
Các loại hình thoát vị đĩa đệm gồm có: Thóat vị địa đệm đốt sống cổ, thắt lưng, mất nước, đa tầng,… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều căn bệnh dị thường ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh hoạt như: Teo cơ, bại liệt, tàn phế,…
1.2. Những yếu tố bệnh thoát vị đĩa đệm
1.2.1. Tuổi tác
Người càng lớn tuổi khả năng dễ bị thoát vị đĩa đệm càng cao, do xương khớp của con người càng về già càng dễ bị lão hóa, dễ bị tổn thương hơn so với người trẻ.
1.2.2. Do đặc thù công việc
Những người làm việc nặng, khom lưng, làm việc quá sức lâu ngày và những nhân viên văn phòng hay ngồi sai tư thế như: Ngồi cong lưng, ngồi vẹo 1 bên trong thời gian dài sẽ dễ dẫn tới thoát vị địa đệm.
1.2.3. Do tai nạn, chấn thương
Có những vụ tai nạn, chấn thương thường tác động mạnh gây lực ép tới đĩa đệm làm lệch sóng đĩa đệm.
1.2.4. Do thói quen không lành mạnh
Những người có chế độ sinh hoạt không hợp lý và những thói quen sống phản khoa học như: Hút thuốc lá, ăn đồ dầu mỡ, sử dụng chất kích thích,.., lâu ngày sẽ dễ bị thoát vị địa đệm hơn so với người sống lành mạnh có khoa học.
Ngoài ra thoát vị địa đệm còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Gen di truyền, thoái hóa tự nhiên, người bị béo phì,…
Thoát vị địa đệm do ngồi sai tư thế
1.3. Dấu hiệu nhận biết của thoát vị đĩa đệm
Biểu hiện của người bị thoát vị đĩa đệm thường không giống nhau, tùy thuộc vào vị trí thoát vị và những biến chứng của nó. Tuy nhiên, chung quy lại thì dù thoát vị địa đệm ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều có cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng bị thoát vị.
Cơn đau này thường âm ỉ như kim chích hoặc kiến cắn, chia thành từng đợt và kéo dài 1 – 2 tuần, sau đó lại trở nên từng đợt đau tê buốt, đau dọc theo rễ thần kinh chi phối,… Khi hắt hơi hoặc ho hoặc tác động tới vị trí bị thoát vị sẽ khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
2. Có nên tập gym cho người thoát vị đĩa đệm không?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, và tập gym cho người thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những các phương pháp điều trị vô cùng hữu hiệu.
Theo các chuyên gia cho biết, tập gym cho người thoát vị đĩa đệm có thể giúp người bệnh cải thiện được tình trạng đau nhức này rất hiệu quả đấy.
Tập nhẹ nhàng các bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm sẽ có rất nhiều công dụng như:
-
Làm cho các hệ thống xương, các khớp xương cử động linh hoạt hơn, năng động hơn, khỏe mạnh và chắc chắn tránh làm cho cơ thể bị đình trệ.
-
Giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, thư giãn đầu óc hỗ trợ tâm lý trong điều trị.
-
Giúp phục hồi, loại bỏ các cơn đau nhức nhanh hơn nhờ vào quá trình lưu thông máu.
-
Với yêu cầu khắt khe về chế độ dinh dưỡng hợp lý của phòng gym giúp người bệnh có chế độ ăn uống lành mạnh hơn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
3. Các bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm
3.1. Bài tập Dead Bug
Đây là bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm lưng hoặc cổ, mục tiêu là tập trong vòng 2 phút.
Cách thực hiện:
-
Nằm ngửa, duỗi hai chân và hai tay ép sát vào sườn.
-
Đưa đồng thời hai chân lên cao sao cho cổ chân – đầu gối – hông thành một góc 90 độ so với sàn.
-
Đưa hai tay thẳng lên sao cho vuông góc 90 độ với mặt sàn, sau đó đổi bên,. Rồi đổi bên.
-
Chân bên phải từ từ bỏ xuống sàn, tay trái để thẳng lên trên và tiếp tục chuyển bên.
-
Tư này được giữ trong khoảng 30 giây rồi đổi bên, mỗi ngày nên tập khoảng 4 – 6 lần như vậy. NHớ thả lỏng phần lưng và cổ trong suốt quá trình tập bài này nhé.
3.2. Bài tập Bird Dog
Bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm Bird Dog cũng nên thực hiện 2 phút thôi nhé.
Cách thực hiện:
-
Tư thế ngược với bài tập Dead Bug, thay vì nằm ngửa thì ở bài tập này bạn nằm sấp lại nhé.
-
Sau đó nhẹ nhàng nâng người lên, chống tay vuông góc 90 độ so với mặt sàn, không được gồng khủy tay để tránh chấn thương nó nhé.
-
Khuỵu gối phần chân thuận xuống sàn và áp sát phần cẳng chân này xuống mặt sàn, chân còn lại duỗi thẳng trên không trung sao cho phần đầu – xương cụt – đầu gối vuông góc 90 độ.
-
Sau đó duỗi thẳng tay cùng bên với chân đã khụy xuống và giữ yên tư thế đó trong vòng 30 giây. Sau đó đổi bên.
-
Nên hít thở sâu trong quá trình tập để mở rộng lồng ngực và hỗ trợ cơ phát triển.
Bài tập Bird Dog
3.3. Bài tập Hip Hinge
Bài tập Hip Hinge là bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm cột sống, giúp giữ lưng luôn thẳng và ổn định được xương cột sống.
Cách thực hiện:
-
Đặt 1 cây gậy dọc theo sống lưng giữ tư thế người thẳng đứng, 2 chân đứng rộng ngang vai.
-
Dùng 2 tay nắm chặt 2 đầu cây gậy.
-
Cúi từ từ phần người xuống, hơi chùng gối, sau đó dồn lực vào 2 phần đùi và hướng người về phía trước, mông hơi đẩy nhẹ ra phía sau.
-
Từ từ đưa người về vị trí ban đầu và lặp đi lặp lại khoảng 40 lần như thế. Quá trình tập này cần phải luôn để phần mông, lưng và đầu chạm sát vào cây gậy.
3.4. Bài tập Push pull
Bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm Push pull giúp cho người bệnh kiểm soát được sự di chuyển của đốt sống.
Các bước thực hiện như sau:
-
Cố định chắc chắn 2 sợi dây kéo được.
-
Dùng 2 tay nắm chắc 2 sợi dây đặt ngang ngực, đứng thẳng người sao cho 2 chân thẳng với 2 bên vai kết hợp với gồng cơ bụng.
-
Đưa 2 tay ra phía trước rồi kéo sợi dây về hướng người mình, giữ nguyên khoảng 5 giây và tập đi tập lại 40 lần như thế.
Mọi bài tập cần thực hiện nhẹ nhàng
Lưu ý: Tất cả các bài tập trên đều phải tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức của người bệnh, tập đúng kỹ thuật tránh bị chấn thương.
Và trên đây là bài viết cho những người muốn tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm và các bài tập gym cho người thoát vị đĩa đệm một cách đầy đủ và chi tiết. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích bạn trong cuộc sống.