Đau thần kinh tọa không chỉ là bệnh phổ biến ở người già mà đang có xu hướng gặp nhiều ở người trẻ. Sự khác biệt giữa đau thần kinh tọa ở người trẻ với đau thần kinh tọa ở người già chủ yếu đến từ tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh chạy dọc theo lưng đi dưới tới mông, đầu gối và chân. Đau thần kinh tọa (còn gọi là đau dây thần kinh hông to) là tình trạng dây thần kinh nằm ở đoạn cuối tủy sống bị chèn ép, gây đau vùng thắt lưng mạn tính, lan dần xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa. Bệnh có thể đi kèm với các biểu hiện khác như rối loạn cảm giác, tê bì hoặc teo cơ.

Đau thần kinh tọa thường kết hợp với đau thắt lưng hông, xuất hiện và tăng lên khi vận động, đứng, đi, ho, hắt hơi, ngồi lâu,… Theo thống kê, đau thần kinh tọa hay gặp ở nữ giới hơn nam giới. Và nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây teo cơ, thậm chí dẫn tới liệt suốt đời.

Xơ cứng teo cơ một bên
Đau thần kinh tọa có thể gây liệt nếu không được điều trị sớm

2. Sự khác biệt giữa đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già

Bệnh đau thần kinh tọa gặp cả ở người trẻ (18 – 28 tuổi) và người già. Sự khác biệt của bệnh giữa 2 nhóm đối tượng này chủ yếu nằm ở tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh. Cụ thể là:

2.1 Tỷ lệ mắc bệnh

Bệnh đau thần kinh tọa phổ biến ở người già hơn so với người trẻ.

2.2 Nguyên nhân gây bệnh

Đau thần kinh tọa ở người trẻ:

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa ở người trẻ chủ yếu là do lệch cột sống, thoát vị đĩa đệmkhối u, chấn thương,… đè lên dây thần kinh tọa và gây đau đớn. Những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này thường là:

  • Người làm công việc lao động chân tay (bốc hàng, lao công) hoặc diễn viên múa, vận động viên cử tạ,… thường xuyên phải lao động nặng nhọc;
  • Nhân viên văn phòng ngồi máy tính quá lâu dẫn tới thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh tọa trong thời gian dài;
  • Học sinh, sinh viên trong quá trình học tập đã ngồi sai tư thế trong thời gian dài;
  • Người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều đồ cay, nóng, thức uống có cồn,… gây kích thích dây thần kinh tọa và dẫn tới triệu chứng đau;
  • Người có tiền sử mắc các bệnh ở xương khớp.
Làm việc
Nhân viên văn phòng dễ mắc thần kinh tọa do bị thoái hóa cuộc sống

 

Đau thần kinh tọa ở người già:

Ở người cao tuổi, chức năng cơ thể bắt đầu lão hóa, sức khỏe giảm sút sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả đau thần kinh tọa. Các nguyên nhân thường gặp gây bệnh đau dây thần kinh tọa ở người già gồm:

  • Sức khỏe đi xuống, hệ cơ xương có dấu hiệu suy yếu và thoái hóa;
  • Xuất hiện các gai xương chèn ép thần kinh tọa gây đau âm ỉ liên tục từ vùng lưng xuống tới đầu gối;
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già làm các chất nhầy có trong xương khớp bị chảy dịch, ứ đọng tại vị trí dây thần kinh tọa cũng tác động mạnh tới dây thần kinh này và gây cảm giác tê buốt;
  • Người già có sức đề kháng yếu, thường ít vận động, có chế độ ăn uống không khoa học, dễ mắc các bệnh béo phìtiểu đường,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh tọa
Béo phì
Người già béo phì có nguy cơ mắc đau thần kinh tọa

2.3 Triệu chứng của bệnh

Đau thần kinh tọa ở người trẻ:

  • Triệu chứng điển hình ban đầu là cảm thấy nhói đau từng cơn tại vùng sống lưng đến đầu gối, thường ảnh hưởng tới một bên cơ thể;
  • Khi bệnh rõ rệt, bệnh nhân bị tê buốt, nóng rát khó chịu khi đi lại, cúi người, ngồi xổm, vận động, ho, hắt hơi,… Người bệnh dần bị khó khăn khi đi lại, bàn chân và ngón chân cử động không theo ý muốn; đại tiểu tiện khó khăn, không tự chủ;
  • Triệu chứng bệnh chuyển biến nặng khi bị đau ở cả 2 bên cơ thể.

Đau thần kinh tọa ở người già:

  • Đau nhức, nhói buốt, nóng rát khó chịu từ vùng thắt lưng xuống tới đầu gối. Các triệu chứng này tăng mạnh khi dịch chuyển, cúi người, ho, hắt hơi;
  • Khả năng vận động bị hạn chế.

Về chẩn đoán và điều trị, đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già cơ bản giống nhau. Các phương pháp chẩn đoán gồm: chụp cột sống lưng, chụp bao rễ hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Các phương pháp điều trị gồm dùng thuốc (thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ), tập vật lý trị liệu và can thiệp ngoại khoa.

Để phòng bệnh, người trẻ và người già đều cần lưu ý không mang vác, bưng bê đồ quá nặng, tập thể dục thể thao thường xuyên, ngồi và ngủ đúng tư thế, tránh sử dụng các chất kích thích, có chế độ ăn uống khoa học và đi khám sức khỏe định kỳ,…

Chụp MRI
Chụp MRI giúp chẩn đoán bệnh

 

Đau thần kinh tọa ở người trẻ và người già là căn bệnh ảnh hưởng xấu tới chức năng vận động, Do vậy, nên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để sớm khỏi bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bài viết liên quan!