Đau cột sống lưng có triệu chứng gì? Làm thế nào để điều trị dứt điểm tình trạng này? Cách phòng ngừa bị đau cột sống lưng như thế nào? Hãy cùng Procare Chiropractic tham khảo ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.
Đau cột sống lưng tưởng chừng chỉ là một triệu chứng bình thường phát sinh trong quá trình vận động mạnh, sai tư thế và sẽ tự khỏi trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên khởi phát của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến cột sống và xương khớp, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.
Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này và tìm ra cách điều trị hiệu quả mà bạn nên áp dụng, hãy cùng Procare Chiropractic xem ngay những thông tin được chia sẻ ngay sau đây.
Đau cột sống lưng là gì?
Đau cột sống lưng là tình trạng phát sinh cơn đau ở vùng lưng trên kéo dài xuống vùng lưng dưới, thường gặp phải ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì người mắc phải bệnh lý này ngày càng gia tăng, đặc biệt là người trẻ vừa bước sang độ tuổi 30.
Căn bệnh này xảy ra khi phần đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, từ đó hình thành gai xương tại các đốt của cột sống, gây chèn ép dây thần kinh và phát sinh những cơn đau nhức có mức độ nặng nhẹ khác nhau, dễ bị đau nhói khi hoạt động mạnh.
Nguyên nhân gây đau cột sống lưng
Phần lưng có cấu trúc rất phức tạp, được hình thành bởi cột sống, xương, cơ, các khớp và dây thần kinh. Do đó, khi phát sinh tình trạng đau nhức ở vùng này rất có thể xác định cụ thể nguyên nhân nếu chỉ dựa vào tình trạng của bệnh, cần tiến hành nhiều phương pháp kiểm tra y khoa, kỹ thuật y học để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Dưới đây là 2 nguyên nhân chủ yếu gây đau ở cột sống thắt lưng:
Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý có dấu hiệu nhận biết là tình trạng này như sau:
- Viêm khớp: ảnh hưởng toàn vùng lưng, đặc biệt là thắt lưng – nơi gánh chịu phần lớn trong lượng của cơ thể. Cơn đau xuất hiện sẽ có nhiều mức độ, kèm theo một số triệu chứng khác như sưng khớp, gù lưng,….;
- Thoái hóa cột sống: do tuổi tác và chế độ dinh dưỡng không đủ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết sẽ gây ra tình trạng thoái hóa vùng cột sống thắt lưng, từ đó sinh ra các cơn đau nhức theo từng đợt, không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu trở nặng sau một thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
- Gai cột sống: tình trạng thoái hóa trong thời gian dài sẽ hình thành các gai xương ở các đốt cột sống, gây va chạm và chèn ép cột sống;
- Thoát vị đĩa đệm: có thể do yếu tố thời gian hoặc lực tác động mạnh khiến cho chất nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, từ đó gây chèn ép lên cột sống và rễ thần kinh, là nguyên nhân khiến cho những cơn đau nhức âm ỉ xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng;
- Giãn dây chằng: có thể xuất hiện do cơ thể bị sốc hoặc bị nhiễm lạnh, đi kèm theo đó sẽ là tình trạng co xương diễn ra xung quanh vùng cột sống;
- Ung thư tủy sống: có triệu chứng dễ nhận biết lá tình trạng đau cột sống lưng kèm theo các triệu chứng như sốt, sụt cân nhanh chóng, nhiễm khuẩn,…
- Hẹp ống sống: khi gai xương hình thành ở các đốt cột sống sẽ phát triển thành ống sống và trở thành nguyên nhân gây chèn ép tủy sống, gây phát sinh những cơn đau nhức ở vùng cột sống thắt lưng, có thể biến chứng và gây liệt hai chân;
- Cong vẹo cột sống: cột sống mất đi cấu trúc tự nhiên làm cho tướng đi bị biến dạng, thường xuyên khom về phía trước gây ra những cơn đau thắt ở cột sống lưng;
- Bệnh lý khác: một số bệnh lý khác có thể gây ra tình trạng đau cột sống lưng như phình động mạch, lao phổi, lao cột sống, thận,….
Nguyên nhân khác
Nguyên nhân gây phát sinh những cơn đau cột sống lưng không chỉ là các bệnh lý mà còn là:
- Thay đổi tiết tố, cân nặng: thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc người bị tăng cân đột ngột, không kiểm soát cân nặng hợp lý gây ra áp lực lên phần cột sống từ đó xảy ra các cơn đau;
- Bị chấn thương: phát sinh do những tai nạn ngoài mong muốn gây chấn thương cột sống và gây đau nhức;
- Làm việc nặng: người thường xuyên mang vác đồ nặng, làm việc quá sức cũng sẽ dễ mắc phải tình trạng đau nhức cột sống lưng;
- Sai tư thế: nếu duy trì tư thế quá lâu hoặc vận động, ngồi,… sai tư thế khiến cho dây chằng, đĩa đệm bị chèn ép, cản trở lưu thông máu, từ đó dẫn đến các cơn đau ở vùng cột sống lưng;
- Lối sống không lành mạnh: chế độ ăn uống không khoa học, không cung cấp đủ dinh dưỡng, thường xuyên bị stress hoặc sống trong lo lắng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức cột sống lưng thường gặp phải.
Triệu chứng bệnh đau cột sống lưng
Những triệu chứng giúp bạn nhận biết đã mắc phải tình trạng đau cột sống lưng như sau:
- Xuất hiện những cơn đau ở vùng lưng trên (vùng ngực hoặc phần lưng ở xương sườn) sau đó lan xuống phần cột sống giữa lưng rồi đến vùng lưng dưới (thắt lưng);
- Mức độ đau từ nhẹ đến nặng, có thể kéo dài vài ngày, một tuần thậm chí là vài tháng;
- Thời điểm cơn đau xuất hiện nhiều nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc vào giữa đêm;
- Vị trí đau có thể lan rộng, theo cột sống xuống vùng hông gây ra tình trạng tê bì chân tay, mất sức và mất cảm giác;
- Xuất hiện tình trạng đau nhói khi giữ nguyên một tư thế trong một khoảng thời gian dài hoặc vận động mạnh;
- Thường xuyên bị đau lưng và không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo các triệu chứng khác như ớn lạnh, sốt, mất kiểm soát bàng quang,…;
- Xuất hiện những khối viêm hoặc vùng bị sưng ở phần lưng.
Đối tượng thường bị đau cột sống lưng
Trước đây, đau cột sống lưng là bệnh lý về cột sống, xương khớp thường gặp phải ở người cao tuổi. Tuy nhiên, một vài năm gần đây là độ tuổi của người mắc phải ngày càng có xu hướng trẻ hóa và không ngoại lệ cho bất kỳ lứa tuổi nào, dù là người trẻ tuổi, trung niên hay tuổi tác cao.
Ngoài ra, kết quả cho thấy sau nhiều thống kê được thực hiện, tỷ lệ nữ giới mắc phải căn bệnh này chiếm đến 80% so với nam giới, đặc biệt là nữ giới sau khi bước qua độ tuổi trung niên.
Phương pháp chữa đau cột sống lưng
Những phương pháp chữa trị chứng bệnh đau cột sống lưng hiệu quả như sau:
Điều trị tạm thời
Những cách sau đây chỉ có thể giúp bạn giảm đau nhanh và có tác dụng tạm thời, không điều trị tận gốc nên tỷ lệ trở nặng hoặc phát sinh biến chứng vẫn rất cao. Cụ thể:
- Điều chỉnh tư thế: sau khi thức dậy bạn nên vươn vai, duỗi thẳng các cơ sau đó từ từ nghiêng người, chống tay nâng đỡ cơ thể ngồi dậy và bước xuống giường, hạn chế tình trạng cơ co rút, tránh tác động đột ngột lên vùng cột sống;
- Tắm nước ấm vào buổi sáng: tăng cường khả năng lưu thông máu, thả lỏng các cơ, giảm đau nhức vùng lưng;
- Nằm ngửa, thẳng người khi ngủ: tránh tình trạng cột sống bị cong, các vùng xương khác bị vặn vẹo làm giảm áp lực lên cột sống và giảm đau hiệu quả;
- Nghỉ ngơi hợp lý: bạn tránh mang vác đồ quá nặng, hoạt động quá sức và có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý;
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: có hiệu quả nhanh, làm dịu cơn đau nhanh chóng nhưng về sau tần suất xuất hiện của các cơn đau sẽ nhiều hơn và còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác trong tương lai;
- Chườm nóng hoặc lạnh: tác dụng nhiệt sẽ làm cơn đau nhanh chóng được xoa dịu nhưng không phải là giải pháp điều trị tận gốc.
Điều trị dứt điểm
Để điều trị tận gốc căn bệnh này, những phương pháp được áp dụng hiện nay như sau:
- Vật lý trị liệu: áp dụng những bài tập trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh kết hợp với máy móc hiện đại, giảm đau hiệu quả sau một thời gian kiên trì luyện tập;
- Điều trị thần kinh cột sống Chiropractic: với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng tay trực tiếp nắn chỉnh vùng cột sống, khớp xương bị sai lệch cấu trúc về đúng vị trí, giảm chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống, kích thích khả năng chữa lành của cơ thể mà không cần dùng thuốc hoặc can thiệp bằng phẫu thuật, có hiệu quả lâu dài, tỷ lệ tái phát thấp.
Nếu bạn đang tìm kiếm phòng khám điều trị bằng phương pháp Chiropractic uy tín, giàu kinh nghiệm thì hãy liên hệ ngay với Procare Chiropractic. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ chuyên môn cao, đội ngũ bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp bạn thoát khỏi những cơn đau nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ biến chứng, trả lại sự linh hoạt như ban đầu cho vùng cột sống, cơ xương khớp.
4 bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng tại nhà
Bạn có thể tự thực hiện 4 bài tập vật lý trị liệu được Procare Chiropractic hướng dẫn ngay sau đây để giảm thiểu và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đau cột sống lưng tại nhà. Cụ thể như sau:
Tư thế con châu chấu
Các bước thực hiện bài tập này như sau:
- Bước 1: Nằm sấp, tay để xuôi theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống đất, hai chân khép lại, duỗi thẳng, hô hấp đều đặn, mặt có thể nghiêng sang trái hoặc phải đều được;
- Bước 2: Giữ vững chân trái, hô hấp nhẹ nhàng, lúc này bạn sẽ nâng chân phải lên, cột sống lưng sẽ ưỡn về phía trước;
- Bước 3: Hạ chân phải xuống, giữ vững nhịp thở đều, giữ nguyên tư thế nằm nghỉ trong khoảng 5 giây sau đó thực hiện động tác tương tự với chân trái, mỗi chân sẽ thực hiện khoảng 5 lần.
Tư thế bọ cạp
Tư thế bọ cạp sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Nằm sấp, hai tay để xuôi theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống đất, hai chân duỗi thẳng khép hờ, mặt có thể nghiêng sang trái hoặc phải đều được, hít thở đều;
- Bước 2: Hít sâu vào sau đó nâng 2 chân lên cao nhất có thể, giữ thẳng chân, duỗi thẳng phần bàn chân và ngón chân, lúc này cột sống thắt lưng sẽ cong và ưỡn về phía trước;
- Bước 3: Từ từ hạ hai chân xuống, giữ tư thế nằm nghỉ khoảng 10 giây, hít thở đều đặn và duy trì thực hiện trong 10 lần, mỗi lần khoảng 15 giây.
Tư thế con thằn lằn
Bài tập tư thế con thằn lằn được thực hiện bởi 3 bước sau:
- Bước 1: Nằm sấp, tay để trên mặt thảm ngang vai, khuỷu tay co lại, khép vào người, lòng bàn tay úp, 2 chân duỗi thẳng, mắt nhìn về phía trước, cằm để trên mặt thảm;
- Bước 2: Hít sâu vào, sau đó dùng lực ở tay để nâng nửa người trước lên, ngực ưỡn thẳng, đầu giữ thẳng, cột sống thắt lưng ưỡn về trước. Lúc này phần bàn chân duỗi thẳng hết mức có thể, không nhấc mũi bàn chân khỏi mặt thảm;
- Bước 3: Hạ người xuống từ từ, thả lỏng, hít thở đều, nghỉ ngơi trong 5 giây sau đó thực hiện lại và giữ nguyên trong 15 giây.
Tư thế cầu vồng
Bạn sẽ thực hiện tư thế này theo trình tự sau:
- Bước 1: Nằm ngửa, tay để xuôi theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống đất, chân duỗi thẳng, điều chỉnh nhịp thở đều đặn;
- Bước 2: Lúc này co hai chân lại sao cho phần cẳng chân vuông góc với mặt sàn, hít vào sau đó nâng cao phần mông, càng cao càng tốt. Lúc này, chân, vai, đầu và tay vẫn giữ thẳng trên mặt sàn;
- Bước 3: Hạ thấp mông, duỗi chân thẳng, giữ vững hơi thở và nghỉ ngơi trong khoảng 5 giây sau đó tiếp tục tập lại khoảng 10 lần, mỗi lần giữ nguyên khoảng 15 giây.
Cách phòng ngừa đau cột sống lưng
Tổng hợp cách phòng ngừa đau cột sống lưng, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý về thoái hóa cột sống mà bạn nên áp dụng ngay hôm nay như sau:
- Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao, bài tập tăng cường sức mạnh của nhóm cơ chính và cột sống mỗi ngày, phù hợp với tình trạng sức khỏe;
- Chỉnh sửa tư thế ngồi, nằm và thường xuyên vận động nhẹ sau một khoảng thời gian để các cơ được thư giãn, thả lòng, giảm áp lực;
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh trường hợp tăng cân quá đột ngột gây tổn thương cột sống và dây thần kinh;
- Nên duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh lý nếu có và điều trị vào thời gian đầu, giảm biến chứng nguy hiểm, nâng cao hiệu quả của việc điều trị;
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trứng, sữa, sản phẩm làm từ phô mai, cá, thịt bò,… chứa nhiều vitamin D và canxi, kích thích hình thành tế bào xương mới, ngăn ngừa loãng xương;
- Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,…. để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đau cột sống lưng.
XEM THÊM
- Đau lưng bên trái là bị gì? Dấu hiệu, Cách điều trị hiệu quả
- Ngủ dậy bị đau lưng là do đâu? Mẹo chữa trị hiệu quả tại nhà
- Đau lưng khó thở là bệnh gì? Dấu hiệu & Cách chữa trị
Hy vọng qua những thông tin vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh đau cột sống lưng và biết cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này nhưng chưa được chữa trị tận gốc, hãy liên hệ ngay với Procare Chiropractic để đặt lịch thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị dứt điểm hiệu quả bạn nhé.
Phòng Khám Chiropractic là phòng khám xương khớp và bệnh lý thần kinh cột sống tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại TPHCM.