Procare Chiropractic sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh lý đau cơ, nhức mỏi từ nguyên nhân đến 7 phương án chữa trị hiệu quả ngay tại bài viết sau. Nhớ đừng bỏ qua bài viết này nhé! 

Đau cơ là triệu chứng thường xảy ra khi bạn vận động quá mức gây ra các chấn thương hoặc xảy ra viêm nhiễm ở các cơ bắp. Từ đó gây nên nhức nhói, đau đớn trong trạng thái cơ bắp co rút. Để có thể phòng ngừa cũng như điều trị đau cơ hiệu quả bạn cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn phương án trị liệu phù hợp. Vậy hãy cùng Procare Chiropractic tìm hiểu chi tiết chứng đau nhức cơ bắp ngay sau đây nhé!

Đau cơ là gì?

Dau co la gi
Đau cơ là gì?

Đau cơ hay đau nhức cơ bắp là tình trạng căng buốt, co rút một nhóm cơ cụ thể gây nên triệu chứng đau nhức. Đau cơ có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể vì cơ bắp bao gồm hệ thống dây chằng, gân, các mô mềm liên kết giữa cơ, xương cùng. Thông thường đau cơ sẽ xảy ra sau khi vận động quá mức ở nhiều vị trí khác nhau thậm chí các cơn đau có thể diễn ra cùng một lúc.

Triệu chứng đau nhức cơ bắp biểu hiện thế nào?

Tùy theo từng mức độ khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng mà tình trạng đau nhức ở từng người sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể là:

  • Các khu vực bị tổn thương sẽ xuất hiện viêm sưng, đỏ tấy hay bầm tím;
  • Cảm thấy đau đớn khi cử động các cơ bắp bị tổn thương;
  • Các cơn đau đớn diễn ra kể cả khi nghỉ ngơi;
  • Khả năng vận động bị suy giảm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống;
  • Nhức mỏi cơ và đau khớp diễn ra.

Đâu là cơn đau cơ do luyện tập?

Dau la con dau co do luyen tap
Đâu là cơn đau cơ do luyện tập?

Một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đau cơ thường là do bạn không khởi động kỹ trước khi vận động và hạ nhiệt sau khi vận động. Thông thường khi vận động ở cường độ cao sẽ khiến nhiều người bị đau nhức cơ bắp sau vài ngày do các vết rách nhỏ trong bó cơ và mô liên kết xung quanh. 

Các cơn đau sẽ xuất hiện sau 12 giờ và căng cứng vào 48 đến 72 giờ sau khi tập thể dục được gọi là trì hoãn khởi động phát đau cơ với các đặc điểm như:

  • Mức độ đau giảm dần.
  • Cơn đau hết trong vài ngày hoặc 1-2 tuần.
  • Thực hiện các bài tập lặp đi lặp lại khiến cho đau cơ.

Nhận biết cơn đau cơ do bệnh lý

Cơn đau cơ gây nhức mỏi cơ bắp kéo dài quá 2 tuần kèm theo mức độ đau tăng dần khiến cho bạn hạn chế khả năng vận động thường không còn là đau cơ do vận động mà là biểu hiện của các bệnh lý như:

  • Đau cơ xơ: Xảy ra hai bên người trên và dưới thắt lưng dẫn đến ê ẩm khắp người gây mệt mỏi và mất ngủ thậm chí là trầm cảm nhưng sẽ không có tổn thương thực thể tại cơ, xương và khớp;
  • Bệnh nhiễm trùng: Nếu như tình trạng đau nhức vẫn còn tồn tại sau khi đã thử nhiều cách giảm đau khác nhau mà chỗ đau bị sưng đỏ, sốt cao liên tục thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh nhiễm trùng;
  • Bệnh cúm: Cúm tạo ra protein cytokine, gây viêm, dẫn đến đau nhức cơ bắp.
  • Tiêu cơ vân: Nếu tập luyện quá sức các bài tập nặng như CrossFit thì sẽ có nguy cơ bị tiêu cơ vân. Đây là tình trạng mô cơ bị phá hủy, giải phóng protein vào máu và gây hư hại cho thận. Bệnh lý này có những dấu hiệu như đau nhức, cứng cơ và nước tiểu sẫm màu.
  • Hội chứng đau cân cơ: Là hội chứng rối loạn đau mãn tính.  Hội chứng đau cân cơ thường xảy ra sau khi một cơ bị co rút lại nhiều lần khi nhấn vào điểm nhạy cảm trong cơ bắp của bạn (những điểm trigger) sẽ gây ra tình trạng đau ở vùng khác không liên quan vùng bị đau.

7 cách điều trị đau nhức cơ bắp hiệu quả

7 cach dieu tri dau nhuc co bap hieu qua
7 cách điều trị đau nhức cơ bắp hiệu quả

Áp dụng 7 cách điều trị tối ưu giúp bạn giảm thiểu các cơn đau nhức cơ bắp, khó chịu mệt mỏi không thể hoạt động được sau đây:

  1. Nghỉ ngơi: Sau khi tập thể dục nên cho cơ bắp nghỉ ngơi 48 giờ để phần cơ bắp phục hồi và phát triển tốt hơn;
  2. Chườm lạnh: Dùng túi chườm lạnh, ngâm cơ thể trong nước đá hoặc massage cơ thể bằng đá để giảm sưng đau và co rút cơ trong vòng 3 ngày khi đau cơ;
  3. Làm nóng cơ thể: Làm nóng cơ thể bằng một vài động tác kéo giãn cơ, tăng lưu thông máu trước khi luyện tập và làm giảm đau cơ sau khi tập xong;
  4. Bổ sung thực phẩm chứa protein và carbs: Sau khi tập luyện cường độ cao, bạn nên ăn thực phẩm chứa protein và carbs như bánh mì, bơ đậu phộng, chuối, sữa chua, sinh tố trái cây, sữa socola để cơ bắp hấp thụ dưỡng chất, làm giảm đau nhức và cứng cơ.
  5. Vận động nhẹ nhàng: Nên lựa chọn những bài tập có nhẹ nhàng, vừa sức với bản thân để tránh tình trạng gắng sức và làm đau nhức cơ bắp.
  6. Dùng thuốc: Bạn cũng có thể giảm đau cấp tốc bằng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen (dạng thuốc uống) hay methyl salicylate (dạng thuốc dán).
  7. Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu: Áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, giải cơ chuyên sâu bằng liệu trình riêng tại Procare Chiropractic để suy giảm các cơn đau, phục hồi khả năng vận động bằng phương pháp không tiêm, không phẫu thuật, không thuốc hạn chế các biến chứng lên cơ thể. 

Cách phòng ngừa đau nhức cơ khi luyện tập

Tập thể dục sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe tuy nhiên cần chú ý một số điều sau để hạn chế tình trạng đau cơ sau khi luyện tập:

  • Luôn khởi động nhẹ nhàng trước khi luyện tập như chạy bộ chậm, nhảy dây và kéo căng cơ giúp cho cơ bắp làm quen trước khi hoạt động cường độ mạnh;
  • Tập luyện đúng kỹ thuật, hạn chế tập sai gây đau mỏi cơ;
  • Tập luyện vừa phải rồi gia tăng mức độ từ từ không nên ép cơ quá sức;
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước, mệt mỏi hay chóng mặt;
  • Nghỉ ngơi sau khi tập luyện để cơ bắp có thời gian phục hồi;
  • Nên giãn cơ sau khi luyện tập để cơ thể linh hoạt, lưu thông máu về tim tốt hơn.

XEM THÊM

Sau khi tham khảo toàn bộ thông tin mà Procare Chiropractic đã chia sẻ trong bài viết trên hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng đau cơ, nhức mỏi tay chân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần hỗ trợ đặt lịch thăm khám trực tiếp hoàn toàn miễn phí thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline 0933 132 388 – 0866 118 081 để được tư vấn chi tiết nhé!

Bài viết liên quan!