Khi bất ngờ bạn bị đau bắp chân thì đó là biểu hiện của bệnh gì? Có những nhân nào làm đau bắp chân? Cách giảm đau và cách phòng tránh tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Procare Chiropractic.
Sau khi vận động nhiều vào ban ngày, thỉnh thoảng vào ban đêm bạn sẽ bị đau bắp chân. Tình trạng này rất phổ biến và không có gì quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một vài tình huống, đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Sau đây, Procare Chiropractic sẽ cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết về điều này.
Đau bắp chân là gì?
Đau bắp chân là tình trạng đau nhức, ê ẩm ở bắp chân. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển, vận động, cản trở các hoạt động hàng ngày. Không chỉ tập trung ở bắp chân, cơn đau có thể lan tỏa từ bắp chân lên mông, đùi.
Vì triệu chứng không rõ ràng nên làm người bệnh chủ quan và không chủ động thăm khám. Do đó, nhiều tình huống có thể dẫn đến những tình trạng quan trọng.
Tự nhiên đau bắp chân là bệnh gì?
Nhiều bệnh nhân vẫn cảm giác đau nhói vùng bắp chân mặc dù cả ngày hôm đó không hề vận động mạnh. Đây rất có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm
Viêm gót chân Achilles
Gân Achilles là gân kết nối phần xương gót chân và cơ bắp chân. Cơn đau của tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng với các dấu hiệu điển hình như tê cứng, đau nhức bắp chân và việc gập bàn chân trở nên khó khăn.
Suy giãn tĩnh mạch
Tại tĩnh mạch chân sẽ có những van có vai trò đưa máu về tim. Khi quá trình suy giãn tĩnh mạch diễn ra, các van này có thể bị tổn thương hay tĩnh mạch bị giãn rộng làm tụ máu ở bắp chân. Từ đó gây ra các cơn đau nhức, tê, chuột rút bắp chân, đặc biệt là vào ban đêm.
Đau thần kinh tọa
Thần kinh tọa là hệ thống dây thần kinh kéo dài từ mông đến ngón chân. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đau thần kinh tọa là do tình trạng thoát vị đĩa đệm – đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau.
Một số biển hiện của tình trạng này như: đau cẳng chân, đau mặt sau đầu gối, tê bắp chân…
Viêm dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường
Viêm dây thần kinh ngoại biên là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Nếu các dây thần kinh bị tổn thương nặng hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế suốt đời. Một số dấu hiệu điển hình như: cơn đau trầm trọng, tê nhức ở bắp chân và hai bàn chân.
Hội chứng chân không yên (Wittmaack – Ekbom)
Hội chứng này thường gặp ở người cao tuổi. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức bắp chân, cơn đau sẽ tăng lên khi nghỉ ngơi. Thông thường cơn đau sẽ xuất hiện vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Một số nguyên nhân khác gây đau bắp chân
Ngoài một số bệnh lý như trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến đau bắp chân như:
- Căng cơ: Nếu cơn đau bắp chân xuất hiện sau khi bạn vận động, di chuyển nhiều thì rất có khả năng bạn chỉ đang bị căng cơ;
- Thay đổi thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa hè, khi đó hàm lượng vitamin D rất cao. Vì vậy đã kích hoạt quá trình cân bằng tự nhiên của cơ thể và gây ra những cơn đau;
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng thiếu một số dưỡng chất quan trọng như canxi, kali, magie cũng có thể dẫn đến tình trạng đau bắp chân. Ngoài ra còn có thể gây ra một số bệnh lý về xương khác;
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, xương ngày càng lão hóa. Vì thế, khi di chuyển, vận động xương không thể chịu toàn bộ lực tác động nữa. Vì thế cơ bắp chính là yếu tố chịu tác động và xuất hiện những cơn đau.
Ai có nguy cơ cao bị đau bắp chân
Đau bắp chân có thể diễn ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, một số đối tượng nguy cơ diễn ra sẽ cao hơn. Cụ thể như:
- Những người ít vận động, tập thể dục, thể thao;
- Những người thường xuyên làm việc nặng, đi lại nhiều;
- Những người thường xuyên phải đứng lâu;
- Người thường xuyên quỳ gối, ngồi lên bắp chân (người tu hành);
- Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót;
- Các vận động viên điền kinh, cầu lông, chạy tiếp sức. Do họ thường xuyên phải tăng tốc nhanh và lập tức trở lại trạng thái bình thường.
Cách giảm đau bắp chân
Nếu bạn bị đau bắp chân, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra. Sau đây, Procare Chiropractic sẽ giới thiệu bạn một số cách giảm đau bắp chân hiệu quả
Nghỉ ngơi kết hợp chườm nóng/lạnh
Những ngày đầu khi cơn đau xuất hiện, hạn chế vận động, tăng cường nghỉ ngơi để giảm đau và tránh các tổn thương. Ngoài ra, nên kết hợp với các biện pháp chườm để giảm cơn đau hiệu quả hơn. Từng phương pháp chườm sẽ có cách thực hiện khác nhau. Cụ thể:
- Chườm lạnh: Dùng túi đá chuyên dụng hay cho đá vào khăn sạch. Tiến hành chườm trong 20 – 30 phút;
- Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng chuyên dụng hay làm ướt khăn sạch với nước ấm. Chườm lên vị trí đau nhức trong 20 – 30 phút.
Khoảng cách giữa các lần chườm là 3 – 4 giờ.
Sử dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen có thể được sử dụng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng để phòng tránh các tác dụng không mong muốn cũng như quá liều.
Chiropractic – trị liệu thần kinh cột sống
Phương pháp Chiropractic đã và được nhiều người sử dụng nhiều hơn trong điều trị các cơn đau thần kinh cột sống. Với ưu điểm của phương pháp là không sử dụng thuốc cũng như phẫu thuật, vì thế mang lại sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Tại Procare Chiropractic, các bác sĩ Chiropractic sẽ tiến hành dùng lực bàn tay để chỉnh nắn lại chính xác vị trí các đốt sống, thần kinh, các cấu trúc sai lệch. Từ đó điều trị tận gốc cơn đau của người bệnh và kích hoạt quá trình tự chữa lành của cơ thể.
Ngoài ra, bệnh nhân còn được kết hợp điều trị Chiropractic với lộ trình vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bằng các máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao, sóng xung kích Shockwave. Từ đó gia tăng tốc độ phục hồi, cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
Phòng tránh tình trạng tê nhức, đau bắp chân
Một số cách bạn có thể áp dụng để hạn chế tình trạng đau bắp chân như:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. Hạn chế rượu bia, thuốc lá;
- Chế độ dinh dưỡng đủ chất. Uống nhiều nước hơn;
- Nếu phải ngồi làm việc nhiều thì thường xuyên đứng lên vận động để lưu thông máu;
- Hạn chế sử dụng giày cao gót. Có thể sử dụng các loại giày đế bằng để thay thế;
- Tránh làm việc, vận động quá sức;
- Tư thế sinh hoạt, làm việc, khuân vác vật nặng hàng ngày phải chính xác;
- Trước khi vận động, tập thể dục, thể thao phải khởi động kỹ lưỡng.
XEM THÊM
- Đau cơ là gì? 7 Cách phục hồi chứng đau cơ bắp hiệu quả
- Căng cơ đùi là gì? 4 Phương pháp phục hồi hiệu quả
- Do đâu bị căng cơ bắp chân? 6 Cách trị dứt điểm
Vì là một tình trạng rất phổ biến, nên việc đau bắp chân có thể không được nhiều người chú ý và quan tâm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau bắp chân là dấu hiệu của một số tình trạng nguy hiểm, cần phải thăm khám và điều trị. Hy vọng bài viết của Procare Chiropractic sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và có những cách xử lý, điều trị phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0933 132 388.
Phòng Khám Chiropractic là phòng khám xương khớp và bệnh lý thần kinh cột sống tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại TPHCM.