Thoát vị đĩa đệm thường khiến người bệnh có những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng, liên sườn và thậm chí là chạy dọc từ vùng mông xuống đến chân. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và chụp X-quang thoát vị đĩa đệm có chẩn đoán chính xác được hay không?

1. Thế nào là thoát vị đĩa đệm?

Có thể nói, thoát vị đĩa đệm tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sức khỏe của người đó. Theo nghiên cứu của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), trong số các bệnh về cột sống thì thoát vị đĩa đệm là bệnh hay gặp nhất. Ở người trưởng thành, tỉ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lên tới 30%.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-ly-chup-x--quang-va-nhung-van-de-ai-ai-cung-nen-biet-s154-n17538'  title ='Chụp X quang'>Chụp X quang</a> thoát vị đĩa đệm

 Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về cột sống

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm ở khớp xương bị chệch khỏi vị trí thông thường gây chèn ép vào các dây thần kinh và gây cảm giác đau nhức kéo dài.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm

Một vài nguyên nhân chính gây bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp như:

– Do quá trình vận động, lao động, làm việc quá sức hoặc không đúng tư thế, làm tổn thương đĩa đệm và cột sống.

– Do gặp phải chấn thương ở vùng lưng.

– Do tuổi tác: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến. Khi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa khiến phần đĩa đệm và cột sống mất nước, thoái hóa xơ cứng, từ đó rất dễ bị tổn thương.

– Do các bệnh lý bẩm sinh như: thoái hóa cột sống, gù vẹo,…

– Do các yếu tố di truyền.

chụp x quang thoát vị đĩa đệm

 Vận động quá sức hoặc sai tư thế khiến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương

Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

– Cân nặng: đĩa đệm sẽ phải chịu những gánh nặng càng cao nếu cân nặng của cơ thể càng lớn.

– Nghề nghiệp: nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm thường gặp ở những người lao động chân tay, thường xuyên phải mang vác nặng, sai tư thế.

3. Chụp X-quang thoát vị đĩa đệm khi nào?

Các triệu chứng điển hình thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm:

Chân tay đau nhức

Những cơn đau nhức đột ngột xuất hiện ở vùng cổ, thắt lưng, sau đó lan dần xuống vùng vai gáy, chân tay. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tháng hoặc đau dữ dội khi đi lại, vận động mạnh.

Tê bì chân tay

Khi nhân nhầy đĩa đệm lệch khỏi vị trí và thoát ra ngoài sẽ chèn ép đến các dây thần kinh khác gây cảm giác tê bì, đau nhức vùng cổ, thắt lưng và dần lan xuống mông, bẹn chân, đùi và gót chân. Khi đó, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng rối loạn cảm giác, có thể luôn cảm thấy có kiến bò trong người.

Yếu cơ, thậm chí bại liệt

Đây thường là những triệu chứng xuất hiện sau thời gian dài, khi bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, việc vận động đi lại của người bệnh trở nên khó khăn, lâu dần dẫn đến teo cơ, teo hai chân và liệt các chi.

chụp x quang thoát vị đĩa đệm

 Đau nhức ở vùng cổ, thắt lưng hay vai gáy có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám và tiến hành chụp X-quang ngay để được chẩn đoán nếu có một trong các biểu hiện điển hình dưới đây:

– Mức độ các cơn đau nhức, tê bì, yếu cơ ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt.

– Tình trạng bí tiểu hoặc són tiểu.

– Các vùng “yên ngựa” như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn bị mất cảm giác.

4. Chụp X-quang thoát vị đĩa đệm có cho kết quả chính xác không?

Chụp X-quang thoát vị đĩa đệm không chẩn đoán được chính xác 100% tình trạng bệnh lý bởi hình ảnh chụp X-quang thu được không chỉ ra hình ảnh trực tiếp của thoát vị đĩa đệm. Chỉ riêng có một thể thoát vị đặc biệt cho kết quả tương đối chính xác khi chụp X-quang thoát vị đĩa đệm chính là thể thoát vị vào trong thân đốt.

Tuy nhiên, một người có nguy cơ cao thoát vị đĩa đệm nếu chụp X-quang thoát vị đĩa đệm thu được hình ảnh:

– Khoảng cách giữa các thân đốt cột sống bị hẹp khe.

– Cột sống mất đường cong sinh lý hoặc có hình dạng bất thường.

– Các đốt sống bị trượt khỏi vị trí bình thường.

Để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm, thường bác sĩ phải cần sử dụng đến hình ảnh X-quang chụp bao rễ thần kinh. Đây cũng được coi là một trong những phương pháp chụp X-quang thoát vị đĩa đệm nhưng cần kết hợp đưa chất cản quang vào khoang dưới nhện tủy sống để thu được hình ảnh rễ thần kinh.

Chụp X-quang thoát vị đĩa đệm 

Từ kết quả, bác sĩ có thể phát hiện được chính xác các vị trí thoát vị đĩa đệm cũng như các bao rễ thần kinh bị chèn ép.

5. Ưu nhược điểm của chụp X-quang thoát vị đĩa đệm

Ưu điểm

– Giúp phát hiện các tình trạng như gãy xương, trượt hay xẹp đốt sống.

– Có chi phí ít tốn kém so với các phương pháp khác.

Nhược điểm

– Phương pháp này có ít giá trị trong chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm bởi chỉ cho thấy những dấu hiệu gián tiếp của bệnh.

– Ngược lại, một vài bệnh nhân có ít hoặc không có triệu chứng nhưng hình ảnh chụp lại cho thấy triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng.

6. Một số lưu ý khi chụp X-quang thoát vị đĩa đệm

Để quá trình chụp X-quang diễn ra an toàn và chính xác, người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số điều như sau:

– Không chụp X-quang thoát vị đĩa đệm nếu đang mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Tháo bỏ các đồ vật, thiết bị như kẹp tóc, đồ trang sức, kính mắt,… vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chụp.

chụp x quang thoát vị đĩa đệm

 Không chụp X-quang thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai

Trên đây là tổng hợp một vài thông tin cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như phương pháp chẩn đoán chụp X-quang thoát vị đĩa đệm. Người bệnh khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Việc phát hiện bệnh sớm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và còn đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Bài viết liên quan!