Trong bài viết sau đây, Procare Chiropractic sẽ cùng bạn tìm hiểu về các chấn thương vai thường gặp, nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng tránh các chấn thương vai. Xem ngay bài viết sau nhé.
Vai là một trong những bộ phận thường xuyên hoạt động trên cơ thể con người. Vì thế, thỉnh thoảng chúng ta sẽ gặp tình trạng chấn thương vai. Để tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng chấn thương này, hãy theo dõi phần nội dung dưới đây của Procare Chiropractic.
Cấu tạo của vai
Trước khi tìm hiểu về các chấn thương vai, hãy cùng Procare Chiropractic tìm hiểu cấu tạo của vai để có thể hiểu rõ hơn các tổn thương cho từng bộ phận nhé.
Vai được cấu tạo từ 3 xương chính:
- Xương vai;
- Xương đòn;
- Đầu trên xương cánh tay.
Bao quanh vai là một nhóm cơ và dây chằng. Trong đó, dây chằng có vai trò kết nối các xương của vai và giữ vững cấu trúc của vai. Gân sẽ kết nối cơ và xương, giúp vai chuyển động.
Các chấn thương vai thường gặp
Thông thường sẽ có 4 chấn thương vai thường gặp nhất. Bao gồm
Trật khớp vai
Đây là chấn thương vai rất thường gặp. Trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo xương bả vai. Nguyên nhân chủ yếu là ngã đập vai hoặc chống tay làm xương đòn bị trật ra khỏi vị trí tiếp khớp.
Khi bị trật khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, sưng bầm tím vùng vai và lan dần xuống cánh tay. Lúc này, khớp vai không thể di chuyển hoặc di chuyển rất khó khăn. Nếu tổn thương nặng sẽ thấy tình trạng biến dạng khớp vai.
Tổn thương sụn viền khớp vai
Tổn thương sụn viền khớp vai bao gồm 2 loại tổn thương chính là: tổn thương sụn viền trên (tổn thương SLAP), và tổn thương sụn viền trước (tổn thương Bankart).
Triệu chứng tương tự như các chấn thương vai khác. Cơn đau sẽ bắt đầu tại vai và lan dần xuống vùng cánh tay hoặc cẳng tay. Vận động vai sẽ rất khó khăn và xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động vai.
Hội chứng Rotator Cuff
Hội chứng Rotator Cuff hay hội chứng chóp xoay là tình trạng chấn thương vai xảy ra ở cơ chóp xoay, điển hình nhất là tình trạng rách gân. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vai, cơn đau nhiều và rõ ràng hơn vào ban đêm. Vai cử động khó khăn, không linh hoạt và yếu dần.
Gãy xương đòn
Khi xảy ra té ngã hoặc va chạm mạnh, có thể dẫn đến việc gãy xương đòn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội và bầm tím quanh vùng chấn thương. Khi đó, vai có thể sẽ bị xệ và không thể cử động cả cánh tay.
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương vai
Chấn thương vai sẽ thường gặp ở một số đối tượng như:
- Cầu thủ bóng đá: Do thường xuyên va chạm trên sân bóng;
- VĐV Tennis: Thực hiện các cú giao bóng mạnh;
- VĐV bơi lội;
- Cử tạ…
Ngoài ra, các hoạt động thực hiện quá mức, với tần suất cao trong thời gian dài như mang vác vật nặng, lau dọn nhà cửa…cũng có thể dẫn đến chấn thương vai.
Phương pháp điều trị chấn thương vai
Mặc dù chấn thương vai có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những di chứng lâu dài như teo cơ, suy giảm hoặc thậm chí mất chức năng khớp vai… Vì thế, việc điều trị chấn thương vai cũng được đặc biệt chú trọng.
Tùy vào tình trạng chấn thương mà phương pháp điều trị là có phẫu thuật hay không phẫu thuật. Cụ thể về phương pháp điều trị chấn thương vai sẽ được Procare Chiropractic trình bày như sau
Điều trị không phẫu thuật
Một số phương pháp thường được chỉ định như:
- Chườm lạnh: Phương pháp giúp giảm sưng tấy và giảm đau. Việc chườm lạnh chỉ phù hợp với các chấn thương nhẹ, mới xảy ra. Trong khoảng 1 – 3 ngày đầu sau chấn thương, chườm lạnh lên vị trí chấn thương trong 15 – 20 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ;
- Tiêm: Nếu sau khi chườm lạnh mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì bạn có thể liên hệ bác sĩ và tiêm glucocorticoid. Tuy nhiên, phương pháp này không nên duy trì lâu dài, phải được chỉ định của bác sĩ và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn trong điều kiện vô khuẩn;
- Vật lý trị liệu: Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập nhằm cải thiện tính linh hoạt của khớp vai, từ đó giảm đau, cứng và khó chịu khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể hỗ trợ sau phẫu thuật giúp tăng tốc độ phục hồi khớp vai.
Điều trị phẫu thuật
Đối với các chấn thương nghiêm trọng, các biện pháp trên không mang lại hiệu quả thì cần phải điều trị phẫu thuật – biện pháp cuối cùng để điều trị chấn thương vai.
Hiện nay, phương pháp mổ nội soi khớp vai đang được ứng dụng rất phổ biến và mang lại nhiều ưu điểm nổi bật so với phương pháp truyền thống. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu sắp bước vào một ca mổ nhé.
Cách phòng tránh chấn thương vai
Procare Chiropractic sẽ hướng dẫn bạn cách phòng tránh chấn thương vai trong từng tình huống như sau
Trong sinh hoạt hàng ngày
- Không làm việc quá sức, kết hợp nghỉ ngơi phù hợp. Một số biện pháp cụ thể như: Đứng lên và đi lại sau một giờ làm việc văn phòng, chọn ghế làm việc có tựa lưng cứng, thường xuyên massage cổ, vai gáy…;
- Nâng vật nặng đúng tư thế;
- Không với lấy vật ở cao, hãy sử dụng ghế hoặc thang;
- Ăn uống khoa học kết hợp tập thể dục thể thao thường xuyên.
Trong luyện tập thể thao
- Duy trì thói quen khởi động thật kỹ các khớp trước khi tập;
- Nếu sau một thời gian dài mà bạn không thực hiện hoạt động thể chất. Hãy bắt đầu từ từ và tăng dần cường độ;
- Tập đúng kỹ thuật;
- Đừng cố gắng quá sức.
XEM THÊM
- Trật khớp vai nên làm gì? 5 Phương pháp điều trị hiệu quả
- Trật khớp là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- Viêm đa khớp là gì? Biến chứng, Nguyên Nhân & Cách trị
Tóm lại, chấn thương vai rất thường gặp và phổ biến trong đời sống. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Hy vọng bài viết trên của Procare Chiropractic đã đáp ứng đầy đủ các thông tin mà bạn thắc mắc. Nếu cần thêm thông tin gì, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Phòng Khám Chiropractic là phòng khám xương khớp và bệnh lý thần kinh cột sống tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại TPHCM.