Căng cơ bắp chân là tình trạng rất thường gặp. Tình trạng này sẽ mang lại cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Để tìm hiểu về cách chữa trị tình trạng trên, hãy theo dõi bài viết sau của Procare Chiropractic.
Trong quá trình đi bộ, chạy bộ, các hoạt động thể dục thể thao hay khuân vác vật nặng, có thể bạn sẽ gặp tình trạng căng cơ bắp chân. Đây là một tình trạng khá thường gặp và mang lại cho người bệnh rất nhiều phiền toái. Vì thế, trong phần nội dung bên dưới, Procare Chiropractic sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này để từ đó có cách xử lý dứt điểm nhé.
Căng cơ bắp chân là gì?
Căng cơ bắp chân là tình trạng tổn thương các mô cơ phía sau của chân. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là các vận động viên thể thao hay đối tượng nam giới từ 30 – 50 tuổi.
Tình trạng này sẽ làm cho bệnh nhân cảm giác chân căng cứng, cả bàn chân, mắt cá và đầu gối chân đều không thể hoạt động bình thường được. Hầu như bệnh nhân không thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao, thậm chí ngay cả việc đi lại cũng trở nên vô cùng khó khăn. Từ đó suy giảm chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng căng cơ bắp chân
Một số triệu chứng điển hình cho tình trạng căng cơ bắp chân như:
- Gặp khó khăn trong việc gập gối hãy kiễng chân lên;
- Sưng tấy bắp chân thấy rõ;
- Xuất hiện cảm giác đau âm ỉ, tê ngứa bắp chân. Tình trạng này tăng khi vận động;
- Xuất hiện các cơn đau đột ngột ở bắp chân.
Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu trên, người bệnh nên nghỉ ngơi và theo dõi các dấu hiệu để có thể kịp thời thăm khám khi có triệu chứng phức tạp.
Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân
Tình trạng căng cơ bắp chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như
Khi vận động quá sức
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu và thường gặp nhất. Khi cơ bắp chân phải vận động quá mức, dồn lực lớn thì các sợi cơ sẽ bị kéo căng lên và gây ra tổn thương.
Một số nguyên nhân khác
Tình trạng này không chỉ do vận động quá sức. Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng này như:
- Tình trạng mất nước;
- Chấn thương rách cơ hoặc viêm gân;
- Chế độ ăn uống mất cân bằng;
- Do tác dụng phụ của thuốc;
- Máu lưu thông kém;
- Bệnh mạch máu ngoại vi (PVD);
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
Yếu tố nguy cơ căng cơ bắp chân
Một số yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng căng bắp chân như:
- Nam giới từ 30 – 50 tuổi sẽ tăng nguy cơ khi hoạt động thể chất;
- Trước khi vận động, hoạt động thể lực không khởi động kỹ;
- Nữ giới thường xuyên mang giày cao gót;
- Không sử dụng giày phù hợp khi vận động;
- Các vận động viên thường xuyên phải tăng tốc nhanh và dừng chuyển động ngay như: VĐV cầu lông, VĐV điền kinh,…
Căng cơ bắp chân khi nào cần thăm khám
Tuy là tình trạng rất phổ biến nhưng bạn không nên chủ quan. Trong một số tình huống, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất khả năng di chuyển.
Khi xuất hiện một số dấu hiệu sau đây, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Cụ thể như:
- Đau ngay cả khi ngồi nghỉ ngơi;
- Cơn đau tăng lên vào ban đêm;
- Sưng cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân;
- Khó đi lại.
Cách điều trị căng cơ bắp chân
Tùy theo tình trạng căng cơ mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Cụ thể như
Nghỉ ngơi
Khi bị căng cơ, người bệnh cần ngừng các hoạt động thể chất và nghỉ ngơi để tránh làm cơn đau trầm trọng hơn. Đồng thời, việc ngưng các hoạt động như chạy bộ cũng hạn chế gây tổn thương lên cơ bắp.
Kéo căng cơ bắp chân
Các bài tập giúp kéo căng cơ chân cũng giúp giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tập không đúng tư thế, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, hãy tham khảo bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện các bài tập nhé.
Chườm đá
Một cách cũng được sử dụng khá nhiều là chườm đá vào khu vực bị đau. Cách cụ thể như sau:
- Dùng đá sạch cho vào khăn vải hoặc túi chườm đá chuyên dụng;
- Chườm lên khu vực căng cơ trong khoảng 10 – 20 phút;
- Cách sau khoảng 2 – 3 giờ chườm lần tiếp theo để mang lại hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau
Một số trường hợp, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Naproxen, Ibuprofen. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng và tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc này.
Phương pháp Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Phương pháp Chiropractic – trị liệu thần kinh cột sống tại Procare Chiropractic được thực hiện bởi các Bác sĩ chuyên nghiệp kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sẽ giúp bạn giảm cơn đau nhanh chóng và chữa lành dứt điểm tình trạng này.
Ngoài ra, với phương pháp này, các Bác sĩ của chúng tôi sẽ nắn chỉnh lại đúng vị trí các đốt xương sống và hệ thần kinh. Từ đó, sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
Tiếp theo, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để nhanh chóng khôi phục trạng thái khỏe mạnh. Kết hợp thêm với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tình trạng phục hồi sẽ được nhanh chóng hơn. Gọi ngay vào hotline 0933 132 388 nếu có bất cứ thắc mắc gì nhé.
Phẫu thuật
Với các tình trạng căng cơ bắp chân nghiêm trọng, người bệnh sẽ được Bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này chi phí khá cao, thời gian phục hồi khá lâu và cần phải được chăm sóc sau phẫu thuật rất kỹ. Vì thế, chỉ thực hiện phẫu thuật khi có chỉ định của Bác sĩ.
XEM THÊM
- Viêm khớp là gì? Nguyên nhân & Phương pháp điều trị
- Đau cơ là gì? 7 Cách phục hồi chứng đau cơ bắp hiệu quả
- Căng cơ đùi là gì? 4 Phương pháp phục hồi hiệu quả
Như vậy, tuy tình trạng căng cơ bắp chân rất thường gặp nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy cơ. Vì thế, khi gặp tình trạng trên, người bệnh không nên chủ quan mà hãy thực hiện theo các phương pháp mà Procare Chiropractic đã hướng dẫn ở trên. Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin gì hay cần tư vấn thì hãy gọi vào hotline 0933 132 388 nhé.
Phòng Khám Chiropractic là phòng khám xương khớp và bệnh lý thần kinh cột sống tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại TPHCM.