Khi thấy mình hoặc người thân có hiện tượng rối loạn tiền đình, bạn phải ngay lập tức sơ cứu bệnh nhân. Tuy đây không phải bệnh nan y, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số tai nạn không đáng có cho người bệnh.
Khi thấy mình hoặc người thân có hiện tượng rối loạn tiền đình, bạn phải ngay lập tức sơ cứu bệnh nhân. Tuy đây không phải bệnh nan y, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số tai nạn không đáng có cho người bệnh.
1. Cách sơ cứu bệnh nhân có hiện tượng rối loạn tiền đình
Bước 1:
Trước tiên, bạn cần cho người mắc hiện tượng rối loạn tiền đình nằm ở nơi yên tĩnh, thông thoáng gió và chắc chắn, chú ý không có tiếng động lớn ở tư thế thích hợp mà bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất. Tránh việc thay đổi tư thế thường xuyên hoặc để người bệnh di chuyển, vì sẽ rất dễ bị mất thăng bằng, ngã gây ra những tổn thương sâu hơn. Đặc biệt, nên tránh nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn chiếu thẳng vào đầu vì sẽ làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt.
Nếu người bệnh đang làm những công việc nguy hiểm hoặc đang phải điều khiển các phương tiện giao thông di chuyển thì cần ngừng lại ngay khi bị đau tiền đình.
Bước 2:
Sau khi bệnh nhân dịu hiện tượng rối loạn tiền đình thì nên dìu họ ngồi ghế hoặc nằm xuống giường nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát và nhiều cây xanh…Giúp người bệnh chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái, phải, hoặc nằm ngửa.
Nếu buồn nôn thì nên cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải uống bù nước điện giải; orezol là dung dịch được bác sĩ khuyên lựa chọn. Sau đó, bạn có thêt bổ sung cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường thật nóng.
Nếu có cao nóng hoặc dầu gió thì bôi lên vùng thái dương rồi thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng.
Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu nhanh bệnh nhân có hiện tượng rối loạn tiền đình trên, bạn có thể thực hiện them 1 số hành động sau:
Bạn có thể cho người bệnh uống một số nước hỗ trợ việc sớm tỉnh táo lại như nước cam, nước chanh, nước gừng ấm hay kẹo socola…
Cần cố gắng giảm nhanh các tác nhân gây sự căng thẳng, mệt mỏi, hoảng hốt trong cuộc sống của người bệnh và tránh việc cho người bệnh tiếp xúc với các mùi vị kích thích.
Người bệnh rối loạn tiền đình khi thấy có biểu hiện choáng váng, đau nhức đầu thì không nên tự mình lái xe hay đi lại nhiều và vận động nhanh, mạnh để tránh những hậu quả đáng tiếc.
2. Phương pháp điều trị lâu dài hiện tượng rối loạn tiền đình
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân, nhưng hiện tượng đau tiền đình này lại ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống bao gồm có thể chất và tinh thần của người bệnh.
Cho nên về lâu dài, bệnh nhân bị bệnh rối loạn tiền đình cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các bài tập và các động tác toàn thân như sau:
Tập đầu và cổ:
Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải – trái hết cỡ và nhẹ nhàng. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi lại bên trái (mỗi bài tập khoảng 10-15 lần). Bạn nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm rồi nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái – phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy mình, kéo mạnh gập cằm về phía ngực trước(khoảng 10 lần).
Xoa mặt, mắt, tay:
Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau, xoa sao cho nóng rồi xoa đều lên mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (mỗi lần khoảng 10 lần).
Tập các bài tập khác:
- Duy trì thăng bằng khi đi lại
- Duy trì thăng bằng khi đứng yên
- Duy trì thăng bằng khi lắc lư
- Duy trì thăng bằng khi xoay chuyển
Ngoài việc nắm vững cách sơ cứu hiện tượng rối loạn tiền đình thì bạn cũng phải tự đề phòng cho mình để tránh tối đa các hậu quả của bệnh gây nên. Đồng thời, đừng quên có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiền đình hiệu quả tốt hơn.