Đau thần kinh tọa rất thường gặp, đặc biệt là nữ giới. Cùng tìm hiểu hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa và một số dấu hiệu nhận biết, từ đó phòng, điều trị bệnh hiệu quả.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

thoát vị đĩa đệm

Đau thần kinh tọa – hội chứng không hiếm gặp, hay còn gọi là đau thần kinh hông to, đau dây thần kinh tọa. Bệnh hay gặp ở độ tuổi 30 – 60 tuổi, tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam gấp 3 lần.

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn, dài nhất của cơ thể. Nó được cấu tạo bởi rễ thần kinh độc lập, xuất phát từ thắt lưng, dọc mặt sau của 2 chân. Dây thần kinh tọa có chức năng chi phối các vận động và cảm giác của chân.

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lan tỏa theo hướng đi của dây thần kinh tọa. Cụ thể là đau từ vùng thắt lưng qua hông, mông và lan tỏa xuống chân. Cơn đau thần kinh tọa gây khó chịu, đau đớn.

Hầu hết các cơn đau này có thể tự thuyên giảm sau vào tuần bằng các biện pháp điều trị không can thiệp. Một số trường hợp đau thần kinh toạ có thể nghiêm trọng hơn khiến cho chân yếu, tạo ra các thay đổi ở bàng quang/ ruột phải tiến hành phẫu thuật.

2. Các nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa

 

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, do thoát vị đĩa đệm, sự phát triển quá mức của các gai xương trên đốt sống.

Một số ít trường hợp các nguyên nhân đau thần kinh tọa xuất hiện bởi các khối u, tổn thương do các bệnh nền khác. Các nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa gồm:

2.1 Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm được xem là nguyên nhân đau dây thần kinh tọa phổ biến nhất. Hậu quả quả thoát vị đĩa đệm là địa đệm chèn ép dây thần kinh toạ hình thành các cơn đau. Có khoảng 90% trường hợp đau dây thần kinh tọa xuất phát từ thoát vị đĩa đệm.

2.2 Thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống cũng là một nguyên nhân gây đau dây thần kinh toạ được nhắc đến. Khi tình trạng thoái hoá cột sống trở nên nghiêm trọng, mạn tính có thể gây ra các biến chứng khác gồm:

  • Biến dạng đốt sống;
  • Mọc gai xương;
  • Loãng xương;

Tình trạng này gây ra các tổn thương đến các dây thần kinh tại vị trí đó, cũng là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh toạ.

2.3 Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh có diễn tiến chậm, gây ra các cơn đau điển hình ở vùng thắt lưng/ mông, cơn co cứng khớp thường gặp vào buổi sáng. Kết quả của viêm cột sống dính khớp là khiến cho cột sống của bạn bị biến dạng, mang thương tật vĩnh viễn.

Điều này cũng gây ra các ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh toạ. Do đó, viêm cột sống dính khớp cũng là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh toạ.

2.4 Trượt cột sống

Trượt cột sống có thể xuất phát từ các chấn thương, dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh nền như thoái hoá cột sống, tổn thương rễ thần kinh. Các bệnh lý này đều có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa và gây ra các cơn đau.

2.5 Nhiễm trùng đốt sống

Nhiễm trùng đốt sống thường do vi khuẩn tấn công, gây bệnh. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa.

Ngoài ra, đau thần kinh tọa cũng là căn bệnh thứ phát bởi các bệnh lý như:

  • U mang tuỷ;
  • Gai cột sống;
  • Hẹp ống sống;

Biến chứng từ các bệnh lý khác gồm:

  • Sốt rét;
  • Giang mai;
  • Thương hàn;

Cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa.

Một số yếu tố nguy cơ gây đau dây thần kinh tọa bạn cũng không nên bỏ qua gồm:

  • Tuổi tác;
  • Béo phì;
  • Nghề nghiệp (lao động nặng, lái xe đường dài…);
  • Ngồi trong thời gian dài;
  • Tiểu đường;

Có nhiều nguyên nhân đau dây thần kinh tọa khác nhau. Việc xác định được các nguyên nhân này có ý nghĩa trong việc phòng, điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả.

3. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

 

Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh có biểu hiện đặc trưng gồm:

  • Đau dai dẳng: Cơn đau dây thần kinh toạ dai dẳng kéo dài từ vùng thắt lưng, lan đến phần thấp của cột sống, xuống mông, đùi, bắp chân, cẳng chân, thậm chí là bàn chân, ngón chân;
  • Tính chất của đau dây thần kinh tọa là cơn đau lan toả, nặng nề, dữ dội. Cơn đau tăng thêm khi lao động nặng, …;
  • Bạn có thể không thể đi, đứng với tư thế nhót gót hoặc đứng bằng gót chân;

Nếu không được can thiệp, đau dây thần kinh toạ có thể làm ảnh hưởng đến các chức năng vận động của cơ thể, sinh hoạt của người bệnh, các cơn đau mãn tính kéo dài. Thậm chí nhiều người rơi vào lo âu, trầm cảm vì các cơn đau dây thần kinh tọa,… Do đó, bạn không nên chủ quan với căn bệnh đau dây thần kinh tọa này.

4. Điều trị đau dây thần kinh tọa

 

Để điều trị đau dây thần kinh tọa phải tiến hành thăm khám, chẩn đoán. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh tọa dựa vào đánh giá sức cơ, các phản xạ… Kết hợp với đó là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm:

  • Chụp X-quang;
  • Chụp MRI;
  • Chụp CT;
  • Điện cơ ký (EMG);

Sau khi có kết luận về tình trạng đau dây thần kinh tọa, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Một số cách điều trị đau dây thần kinh tọa gồm:

4.1 Điều trị đau dây thần kinh tọa tại nhà

Một số cách giảm các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra như:

  • Chườm mát;
  • Chườm nóng;
  • Các bài tập giúp giãn cơ thắt lưng;

Các cách này có thể thực hiện tại nhà giúp giảm các triệu chứng do đau thần kinh tọa gây ra.

4.2 Thuốc chữa đau dây thần kinh tọa

Thuốc dùng trong trị đau dây thần kinh tọa gồm:

  • Kháng viêm;
  • Giãn cơ;
  • Giảm đau;
  • Chống trầm cảm 3 vòng;

Dùng thuốc chữa đau dây thần kinh tọa cần có chỉ định của bác sĩ.

4.3 Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng là một cách chữa đau dây thần kinh tọa thường được sử dụng như:

  • Châm cứu;
  • Xoa bóp bấm huyệt;

Các bài tập vật lý trị liệu trong điều trị đau dây thần kinh toạ sẽ giúp bạn dễ chịu hơn, hỗ trợ và cải thiện tính linh hoạt của các cơ.

4.4 Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị đau dây thần kinh toạ chỉ định khi dây thần kinh tọa bị chèn ép nhiều, các cơ yếu, mất khả năng kiểm soát ruột, bàng quang, … hoặc không đáp ứng với các cách điều trị khác.

Bác sĩ có thể phẫu thuật bỏ gai xương, đĩa đệm bị thoát vị… tuỳ tình trạng, nguyên nhân gây đau thần kinh toạ để áp dụng các phương pháp phẫu thuật phù hợp.

5. Phòng tránh đau dây thần kinh tọa

Nữ giới đau vùng cổ, sống lưng nguyên nhân là gì?

Dựa vào các nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa bạn cũng có thể phòng tránh bệnh hiệu quả bằng cách:

  • Duy trì tư thế phù hợp;
  • Thể thể thao;
  • Kiểm soát cân nặng;
  • Không làm việc quá sức;

Như vậy, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị đau dây thần kinh kéo dài, cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, bạn cần chủ động phòng, điều trị đau dây thần kinh tọa hiệu quả.

Bài viết liên quan!