Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý gây cảm giác đau đớn, khó chịu, giảm hoạt động và chất lượng cuộc sống nghiêm trọng cho nhiều người. Điều nguy hiểm là nhiều bệnh nhân nghĩ rằng triệu chứng bệnh chỉ do lao động quá sức hoặc mệt mỏi, dẫn tới điều trị chậm trễ. Bệnh có thể tiến triển gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh và lỗ tủy sống gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng. Mặc dù có 7 đốt sống cổ song tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ chủ yếu xảy ra ở 4 đốt sống C3 và C4, C5 và C6.

Thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm cổ gây chèn ép dây thần kinh

2. Triệu chứng và biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ, bạn sẽ có những triệu chứng lâm sàng rất rõ ràng.

2.1. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Đau nhức: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi thoát vị đĩa đệm cổ, dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát ra khỏi bao hoạt dịch. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng cổ đột ngột và lan ra các vị trí khác của cơ thể như đầu, cánh tay, bả vai và gây ra hội chứng cổ vai cánh tay.

Tùy vào mức độ bệnh mà mức độ và tần suất của triệu chứng sẽ xuất hiện khác nhau. Nếu bệnh nặng thì ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, vận động của người bệnh.

Đau nhức là dấu hiệu rõ ràng nhất khi cột sống bị tổn thương, dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát ra khỏi bao hoạt dịch

Đau nhức là dấu hiệu rõ ràng nhất khi cột sống bị tổn thương, dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát ra khỏi bao hoạt dịch

Tê bì một vài vị trí trên cơ thể: Tùy vào dây thần kinh bị chèn ép mà khu vực bị tê bì có thể khác nhau. Nếu đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí vốn có và gây chèn ép lên dây thần kinh thì bệnh nhân có thể sẽ thấy tê bì, dị cảm ở vùng cánh tay, bàn tay và có thể lan sang cả ngón tay, dọc đường đi của dây thần kinh.

Nếu tủy sống bị chèn ép thì cảm giác tê bì sẽ lan đến tứ chi.

Yếu cơ tay chânBệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng nặng thì cơ tay chân sẽ càng yếu dần, thường chỉ xảy ra khi nhân nhầy chèn ép vào tủy sống. Thông thường cơ chân sẽ bị yếu trước ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Khi hoạt động gắng sức, cơ đùi và bắp chân thường rung lên, không kiểm soát tốt. Sau đó cơ tay sẽ bị ảnh hưởng, khả năng cầm nắm cũng giảm.

Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi bao đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài

Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra khi bao đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài

Hạn chế phạm vi cử động: Khu vực cổ không những bị đau mà cứng hơn, khả năng vận động cũng không còn linh hoạt. Các cử động khó như cúi, ngửa cổ, đưa tay ra sau lưng trở nên khó thực hiện. NẾu cố gắng, người bệnh dễ bị đau đớn hơn hoặc căng cứng cơ vô cùng khó chịu.

Ngoài các triệu chứng điển hình khi dây thần kinh hoặc tủy sống chịu ảnh hưởng do thoát vị đĩa đệm cổ thì bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu về hô hấp và tiêu hóa khi dây thần kinh liên quan chịu ảnh hưởng.

2.2. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm cổ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, song triệu chứng và biến chứng bệnh lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cụ thể, một số biến chứng bệnh có thể gặp phải như:

Thoát vị đĩa đệm cổ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

Thoát vị đĩa đệm cổ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động

Rối loạn thần kinh

Biến chứng do thoát vị đĩa đệm cổ này gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai do rối loạn thần kinh thực vật. Thậm chí, người bệnh nặng có thể bị đau nhức hốc mắt, hiện tượng nhìn mờ từng cơn.

Chèn ép tủy sống

Biến chứng chèn ép tủy sống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và cảm giác của người bệnh.

Thiếu máu lên não

Biến chứng này xảy ra khi đĩa đệm trượt khỏi vị trí của nó và chèn ép lên mạch đốt sống thân.

Teo cơ cánh tay

Những dấu hiệu đau mỏi, co cơ ban đầu khi khối nhân nhầy mới chèn ép lên dây thần kinh sẽ nặng dần nếu không điều trị tốt. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng teo cơ cánh tay nếu không điều trị tốt.

Hẹp ống sống

Dịch đĩa đệm chèn ép lên ống sống gây hẹp ống sống sẽ tiến triển từ từ, ban đầu khi mức độ bệnh nhẹ người bệnh chỉ có cảm giác đau nhức không thường xuyên tại vị trí đốt sống cổ bị tổn thương. Nhưng khi nặng hơn, cơn đau sẽ lan rộng tới vùng bả vai, cánh tay, vai rộng,…

3. Những phương pháp dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cổ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán và gợi ý phương pháp điều trị phù hợp gồm:

3.1. Thuốc

Khi cơn đau chưa quá nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm cổ mới khởi phát, sử dụng thuốc chống viêm NSAID hoặc thuốc ức chế COX-2 sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

3.2. Điều trị không phẫu thuật

Ngoài dùng thuốc, một số phương pháp điều trị khác có thể giảm tình trạng đau đớn do thoát vị đĩa đệm cổ như: kéo đốt sống cổ, vật lý trị liệu, tập thể dục,…

3.3. Phẫu thuật

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ nghiêm trọng, triệu chứng không khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng thì người bệnh có thể phải phẫu thuật can thiệp.

Thoát vị đĩa đệm cổ dù không nguy hiểm đến tính mạng song triệu chứng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Điều trị sớm sẽ rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa biến chứng không phục hồi.

Bài viết liên quan!